Những lưu ý khi dùng siro ho bổ phổi

Hiện nay việc dùng siro ho bổ phổi rất phổ biến nhưng làm thế nào sử dụng siro ho hiệu quả bạn cần lưu ý một số điều dưới dây:

Đối với trẻ em

Lưu ý khi dùng siro ho bổ phổi không nên cho trẻ uống siro trước khi đi ngủ:

Trong trường hợp cho trẻ uống siro ho trước khi đi ngủ, chất đường trong siro ho sẽ bám vào khoang miệng trẻ và đường trong máu cũng tăng lên. Do vậy, trẻ sẽ khó ngủ nếu uống siro ho trước khi đi ngủ

Không nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn

Uống siro trước bữa ăn sẽ làm ức chế tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt với trẻ đang bú sữa mẹ trẻ sẽ không còn hứng thú với nguồn sữa.

Không nên cất đi cho lần sau dùng

Nhiều mẹ có thói quen lưu trữ và cất giữ siro ho khi trẻ không dùng hết. Đây là một cách làm không tốt vì có thể khiến siro bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, tốt nhất nên bỏ đi, lần sau sẽ tùy vào trạng thái bệnh để mua loại siro khác cho phù hợp.

Không tự chế siro hoặc cho trẻ dùng các loại siro không rõ nguồn gốc

Nhiều mẹ được giới thiệu các loại siro dược liệu tự chế do truyền tai về công dụng đặc trị, thuốc gia truyền… Tuy nhiên nếu không phải sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và kiểm tra, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi vì có thể gây hại cho trẻ.

Các mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi sử dụng siro ho cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé! Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến siro ho, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh hoặc các vấn đề về thuốc, các bạn vui lòng liên hệ Dược sỹ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia những người có chuyên môn để được tư vấn!

Một số lưu ý khi dùng siro ho bổ phổi

Chúng ta có thể mua thuốc không kê đơn cho con mình như các loại thuốc ho tiêu đờm hay thuốc ho em bé, mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là những loại thuốc này vô hại. Nếu dùng sai cách, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn và thậm chí có thể gây hại. Vì vậy, cần biết sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách để đảm bảo rằng bản thân đang cho con mình dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn một cách an toàn:

Học cách đọc và hiểu tất cả các phần trên nhãn thông tin về thuốc của thuốc.

Hãy tìm một loại thuốc chỉ điều trị các triệu chứng mà trẻ mắc phải. Ví dụ: nếu trẻ chỉ bị sổ mũi, đừng chọn một loại thuốc trị đau đầu và sốt; tương tự, nếu trẻ chỉ ho đàm, chỉ cho trẻ uống thuốc ho có đờm.

Đọc kỹ nhãn thuốc. Lưu ý bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào, chẳng hạn như các loại thực phẩm hoặc hoạt động mà trẻ nên tránh khi dùng thuốc.

Hãy đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc trẻ (chẳng hạn như cô bảo mẫu, người trông trẻ hay các thành viên trong gia đình khác) biết trẻ đang dùng loại thuốc gì và khi nào thì nên cho trẻ uống.

Bảo quản thuốc trong bao bì gốc của chúng để theo dõi các nhãn quan trọng và ngày hết hạn.

Nên cất giữ tất cả các loại thuốc ở nơi cao và xa, ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ.

Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Điều này sẽ giúp ngăn chúng trở nên kém hiệu quả hơn trước ngày hết hạn. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc tủ phòng tắm, những nơi thường nóng và ẩm ướt.

Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn.

Đừng trì hoãn giữ con ở nhà quá lâu. Bởi khi dùng thuốc đúng cách, các triệu chứng cảm lạnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và thuốc không kê đơn chỉ dùng trong thời gian ngắn. Nếu trẻ đã dùng thuốc không kê đơn trong vài ngày và các triệu chứng của trẻ dường như trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ.

Tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc ho hoặc cảm lạnh chỉ để khiến trẻ buồn ngủ. Đây là tác dụng phụ của một số thành phần, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, trong thuốc ho và cảm lạnh. Nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về những việc khác mà cha mẹ có thể làm để giúp con ngủ ngon hơn.

Tóm lại, siro ho, thuốc ho em bé được trình bày đa dạng trong các nhà thuốc. Tuy nhiên, để tự điều trị tại nhà cho con đạt hiệu quả cao, cần có những hiểu biết nhất định khi lựa chọn và sử dụng thuốc ho có đờm, thuốc ho không có đờm hay thuốc ho cho trẻ sơ sinh nói riêng. Trong trường hợp trẻ bị ho và khó thở, ho không ngừng, ho và sốt cao, trẻ ho nhiều hoặc không thuyên giảm sau 5 đến 7 ngày, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa sớm để được điều trị chuyên khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

did something