HO SỐT KÉO DÀI NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? CÁCH CHỮA TRỊ

Nguyên nhân gây ho sốt kéo dài và cách điều trị

Chào bác sĩ! Chồng tôi bị ho sốt kéo dài nhiều ngày. Ho và sốt về chiều, có khi lại biệt sốt cao vào sáng sớm. Đã đi đi bệnh viện khám và uống theo đơn thuốc của bác sĩ gồm thuốc kháng sinh liều cao, thuốc giảm sốt. Chồng tôi có có thói quen hút thuốc. Mặc dù đã uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ nhưng vẫn bị ho sốt. Đặc biệt mỗi khi sốt cao thì sẽ ho nhiều kéo dài. Vậy xin hỏi bác sĩ, chồng tôi bị mắc bệnh gì? Nên đi khám ho sốt kéo dài ở đâu? Xin cảm ơn bác sĩ!” – (Hồng Xuân, 35 tuổi, Nam Định)

Trả lời:

Cảm ơn Hồng Xuân tin tưởng gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Sau đây bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Nguyên nhân gây ho sốt kéo dài

Ho được biết đến là phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Hoặc có thể là biểu hiện của bệnh đường hô hấp nào đó.

  • Viêm họng cấp
  • Viêm thanh quản
  • Bạch hầu thanh quản
  • Viêm phế quản, viêm khí quản cấp
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh viêm phổi
  • Giãn phế quản
  • Hen suyễn
  • Bệnh màng phổi
  • Lao phổi
  • Bệnh bụi phổi
  • Áp xe phổi
  • Ung thư phế quản, phổi

Để phân biệt, nhận biết chính xác nguyên nhân nào gây ho sốt kéo dài thì cần biết được những triệu chứng khác của từng loại bệnh. Cụ thể:

Viêm họng cấp gây ho và sốt

Có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sốt cao hoặc có thể không bị sốt. Kèm theo là cảm giác đau rát họng, vướng víu khó nuốt, cổ họng đỏ, có hạt trắng hoặc mủ và amidan có thể bị sưng đau.

Viêm thanh quản gây ho

Người bệnh có các triệu chứng ho, khản tiếng, mất tiếng.

Bạch hầu thanh quản

Ho nghe tiếng ho ông ổng, cổ họng có màng trắng. Thể trạng bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, khó thở, có khi phải mở khí quản.

Viêm phế quản và viêm khí quản cấp

Ban đầu ho khan sau chuyển sang ho có đờm. Đờm đặc, loãng có màu trắng, vàng. Kèm theo đó là dấu hiệu sốt cao. Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.

Bệnh viêm phế quản mãn tính gây ho

Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen hút thuốc lá, chiếm 75%. Ho có đờm, lượng đờm nhiều. Ho khạc 3 tháng/năm, liên tục trong 2 năm liền. Bệnh rất dễ tái phát do tiếp xúc với những yếu tố gây viêm như độ ẩm cao, không khí lạnh, hít phải bụi bẩn, khí độc. Hoặc tái phát do các đợt bội nhiễm.

Viêm phổi gây ho và sốt

Ho có đờm đặc quánh, dính và có màu rỉ sắt. Kèm theo các dấu hiệu đau ngực, sốt cao, rét run. Hình ảnh X – quang phổi có hình ảnh viêm phổi. Kết quả xét nghiệm hàm lượng bạch cầu trong máu tăng cao đột biến.

Giãn phế quản

Ho nhiều đờm vào buổi sáng. Nếu để đờm vào cốc sẽ thấy lắng thành 3 lớp rõ rệt. Lớp trên cùng là bọt lẫn dịch, lớp giữa là chất nhầy và lớp dưới cùng là mủ. Đôi khi đờm kèm theo máu. Bệnh thường tái phát do đợt bội nhiễm.

Hen suyễn

Bệnh hen phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ và người trung niên. Triệu chứng bệnh khó thở thành từng cơn, xảy ra về đêm, khó thở có tiếng rít cò cử. Ho khạc đờm loãng có màu trắng. Bệnh rất dễ bị tái phát lại nhiều lần do bội nhiễm và ho có đờm vàng.

Bệnh màng phổi

Người bệnh bị ho do màng phổi bị kích thích, mỗi khi thay đổi tư thế sẽ bị ho, màng phổi bị viêm có dịch.

Lao phổi gây ho sốt kéo dài

Ho có đờm đặc kéo dài, có khi lẫn máu hoặc ho ộc ra máu tươi. Ngoài ra, người bệnh bị sốt hâm hấp về chiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn. Soi đờm sẽ thấy vi khuẩn lao.

Bệnh bụi phổi

Những người dễ mắc bệnh này thường làm ở hầm mỏ, công trường, nhà máy xi măng, may, dệt… Người bệnh có biểu hiện ho có đờm đen hoặc đục kéo dài. Ho nặng hơn vào những đợt bội nhiễm, ảnh hưởng đến toàn thân.

Áp-xe phổi

Dấu hiệu bệnh ho khan hoặc ho có đờm. Kèm theo là sốt cao, đau tức ngực. Nếu ổ áp xe bị vỡ và tràn vào phế quản thì ho sẽ ra nhiều đờm như mủ có mùi thối, hôi tanh khó chịu.

Ung thư phế quản, ung thư phổi

Bệnh dễ gặp ở người nghiện thuốc lá, người già. Bệnh nhân sẽ sút cân nhanh chóng, chán ăn, ho ra máu, đau ngực. Khối u chèn ép khiến người bệnh bị khó thở và xẹp phổi. Để xác định được thì cần phải chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, chụp X – quang.

Cách chữa trị ho sốt kéo dài

Để chữa trị ho sốt kéo dài hiệu quả triệt để thì cần trị nguyên nhân. Tuy nhiên đẩy lùi tình trạng ho sốt và làm đờm thoát ra ngoài lại vô cùng cần thiết.

Có nhiều loại thuốc ho được dùng trị ho sốt kéo dài như:

  • Thuốc trung ương có tác dụng ở trung tâm hô hấp: Dextromethorphan, codein, morphin.
  • Các loại thuốc tiêu đờm, long đờm: Tecpin

Khi sử dụng những thuốc này thì cần phải hết sức lưu ý đế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho sốt kéo dài

  • Không dùng các thuốc trung ương cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp và mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Người bị táo bón không dùng thuốc codein và bệnh nhân hen suyễn thì cần thận khi sử dụng.  Trong mỗi trường hợp ho cụ thể bác sĩ sẽ có quyết định điều trị khác nhau.
  • Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị, uống đúng, đủ theo liều lượng. Đối với người già và trẻ em cần phải dùng đúng liều.
  • Không tự ý mua thuốc về điều trị hoặc dùng thuốc tùy tiện mà không tham khảo bác sĩ điều trị.

Như vậy, theo bạn chia sẻ có thể chồng bạn bị mắc bệnh lao phổi. Khi đó, cách tốt nhất bạn hãy đưa chồng đến đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa về phổi như Bệnh viện lao phổi Trung ương. Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi triệu chứng bệnh, khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán khác. Chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ, chụp CT, siêu âm…

Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được những kiến thức sức khỏe cần thiết. Từ đó bạn sẽ chăm sóc sức khỏe gia đình ình tốt hơn. Chúc chồng bạn sớm khỏe và gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

did something