Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc Thiên Môn

Theo tài liệu cổ: Thiên môn có vị ngọt đắng, tính đại hàn vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra máu, tiêu khát (đái tháo đường). Nhiệt bệnh tâm nhiệt hao tổn, tiện bí. Những người tỳ vị hư hàn tiết tả (đi tiêu phân lỏng) không dùng được.

Bộ phận dùng: rễ củ. Thường thu rễ vào mùa khô ở những cây từ 2 năm tuổi trở lên, loại bỏ rễ con, tẩm nước cho mềm rồi đồ qua, lúc rễ còn nóng, bóc vỏ bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Chú ý đừng ngâm nước quá lâu tác dụng sẽ kém.

  • Trong Bản thảo cương mục: “ Nếu ăn Thiên môn đông sẽ làm cho cơ thể trơn láng, trắng sạch, tẩy trừ mọi tật bệnh, ố khí trên người. Thiên môn đông nếu dùng để bôi ngoài sẽ có tác dụng làm trắng da”.
  • Trong Hải Thượng Y tông tâm lĩnh : “ Bổ hư tổn lao thương, mạnh tinh tủy, nhuận tạng khí, đẹp nhan sắc, tươi da dẻ, giải khát trừ phiền, tiêu đờm khỏi ho, giữ gìn khí của phế không bị nhiệt tà quấy rối,thông khí của thận, trừ được chứng nhiệt lâm, ngăn huyết nhiệt đi bừa bãi, nhuận phân táo bế kết, ung nhọt mọc ở phế, phế nuy thổ ra máu và mủ, có thể cứu vãn…”.
  • Trong Thần nông bản thảo kinh: “ có tác dụng mạnh cốt tủy, trừ phong tê bì phu, dùng lâu giúp nhẹ người, ích khí, trường thọ”.
  • Trong Nhật hoa tử bản thảo: “Có tác dụng trấn tâm( dưỡng tâm an thần), nhuận ngũ tạng, ích bì phu ( dưỡng da, làm đẹp da)”.

Từ lâu Y học cổ truyền dùng Thiên Môn để trị ho đờm, như bài thuốc Thiên Môn kết hợp Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Sắc Thành, luyện với mật để uống. Tác dụng bài thuốc này dùng để trị ho đờm, thổ huyết, hơi thở ngắn.

Theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ tác dụng dược lý của Thiên Môn:
– Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dược Học).
– Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dược Học).
– Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng:
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngü tạng, ích bì phu, bổ ngü lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị:
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương). + Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nưóc do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu). Kiêng kỵ: + Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).


Giới thiệu nhà máy Bách Thảo Dược

 


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

did something