Cát cánh có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế.
Tác dụng dược lý:
Theo Y học cổ truyền:
– Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí.
– Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau nói khàn, ngực đau phế ung (abcess phổi), viêm họng sưng đau, chứng lỵ, tiểu tiện không thông lợi (tiểu tiện lung bế).
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc
– Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống lóet bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
– Thuốc có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết, thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh, đường huyết của thỏ giảm, đặc biệt gây tiểu đường nhân tạo, tác dụng của thuốc càng rõ rệt. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp.
– Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên thuốc không được dùng chích.
– Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).
Giới thiệu nhà máy Bách Thảo Dược
Vùng trồng Cát Cánh rộng lớn đạt chuẩn dược liệu sạch GACP-WHO tại Phú Thọ.