Sự khác biệt giữa chất nhầy và đờm

Chất Nhầy

Chất nhầy được tạo ra bởi đường hô hấp dưới để phản ứng với tình trạng viêm. Khi ho ra chất nhầy dư thừa – nó được gọi là đờm. Cùng tìm hiểu bài viết sau nói về đờm và chất nhầy

Vì sao xuất hiện dịch nhầy?

Cảm lạnh và cảm cúm

Nhiễm trùng do virut thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiết quá nhiều chất nhầy trong đường dẫn khí. Đây là những bệnh lý cấp tính và do nguyên nhân là virut nên có thể không cần điều trị mà vẫn khỏi nhưng phải mất vài ngày. Ngay cả khi các triệu chứng chính đã hết nhưng tăng tiết chất nhầy có thể vẫn còn.

Viêm phổi

Dù là viêm phổi nhưng cũng có nhiều loại khác nhau và tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Khi bị viêm phổi, chất nhầy (đờm) sẽ ứ đọng trong phổi. Điều này làm người bệnh có thể khó thở.

Bệnh hen suyễn

Thường xảy ra trong thời thơ ấu nhưng có thể tiếp tục trong suốt tuổi trưởng thành. Bệnh đường hô hấp mạn tính này có thể gây ra tăng tiết chất nhầy quá mức trong cổ họng. Khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho là những triệu chứng phổ biến khác của bệnh hen suyễn. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi chất nhầy dư thừa tích tụ trong đường hô hấp và làm hẹp đường thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Nhiều năm hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển COPD, gây ra tổn hại nghiêm trọng cho đường hô hấp và mô phổi. Viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng là hai loại bệnh lý liên quan với COPD, cả hai đều có khả năng tạo ra chất nhầy quá mức, gây ho dai dẳng. Chất nhầy có thể trở nên nghiêm trọng đến nỗi có thể dẫn đến nghẹt thở trong khi ngủ. Vì thế cần ngừng hút thuốc ngay để giảm sự tiến triển bệnh COPD.

Chất nhầy ở bệnh nhân COPD có thể dẫn đến nghẹt thở khi ngủ.Chất nhầy ở bệnh nhân COPD có thể dẫn đến nghẹt thở khi ngủ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Các triệu chứng như luôn cảm thấy đờm trong cổ họng, khó thở, có thể là do GERD, một tình trạng bệnh lý khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này cũng làm cho cơ thể sản xuất nước bọt quá mức để trung hòa axit. GERD có thể có hoặc không có chứng ợ nóng đi kèm, nhưng đờm thường xuất hiện trong hầu hết các trường hợp.

Ung thư phổi

Một nguyên nhân khác có thể gây ra tiết quá nhiều chất nhầy là ung thư phổi. Đôi khi đờm có thể có máu lẫn trong đó.

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính thường phát triển sau các tình trạng nhiễm virut cấp tính, chẳng hạn sau bệnh cúm. Viêm có thể làm hẹp đường phế quản, gây khó thở. Cùng với viêm, tích tụ chất nhầy là một lý do khác khiến làm khó thở tăng lên trong viêm phế quản cấp tính.

Lo lắng

Khi lo lắng, căng thẳng quá, khả năng tăng tiết chất nhầy dư thừa trong họng. Đặc biệt là khi bạn đang bị viêm mũi họng do dị ứng hoặc GERD. Dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi căng thẳng, vì căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp lên hệ miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng không thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng dẫn tới tình trạng tăng tiết chất nhầy quá mức

nguồn sức khỏe đời sống)

Đờm là gì?

Đờm là chất đặc dính bám quanh cổ họng khi bạn bị ốm. Ít nhất đó là khi hầu hết mọi người chú ý đến nó. Nhưng bạn có biết rằng bạn luôn có chất nhầy này không?

Màng nhầy tạo đờm để bảo vệ và hỗ trợ hệ thống hô hấp của bạn. Những màng này lót: Miệng; Mũi; Họng; Xoang; Phổi;

Chất nhầy dính nên có thể giữ bụi, chất gây dị ứng và vi rút. Khi bạn khỏe mạnh, chất nhầy sẽ loãng và ít được chú ý hơn. Khi bạn bị ốm hoặc tiếp xúc với quá nhiều hạt, đờm có thể đặc và trở nên dễ nhận thấy hơn vì nó giữ lại các chất lạ này.

Đờm là một phần lành mạnh của hệ hô hấp, nhưng nếu nó khiến bạn khó chịu, bạn có thể tìm cách làm loãng hoặc loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sản xuất quá nhiều đờm trong cổ họng?

Có một số tình trạng sức khỏe có thể kích hoạt sản xuất chất nhờn dư thừa nói chung (bao gồm đờm trong cổ họng) chẳng hạn như:

Trào ngược axit;Dị ứng;Hen suyễn; Nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường; bệnh phổi, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính , viêm phổi , xơ nang và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính);

Sản xuất chất nhờn dư thừa cũng có thể là do lối sống và các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như:

Môi trường trong nhà khô ráo; Tiêu thụ ít nước và các chất lỏng khác; Tiêu thụ nhiều chất lỏng có thể dẫn đến mất chất lỏng, chẳng hạn như cà phê, trà và rượu; Một số loại thuốc; Hút thuốc;

Nên làm gì khi cổ họng nhiều chất nhầy và đờm?

Tình trạng cổ họng quá nhiều chất nhầy xảy ra thường xuyên gây nhiều khó chịu, bất tiện, bạn có thể thử một vài biện pháp chăm sóc tại nhà trước khi đi thăm khám bác sĩ.

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm chất nhầy và đờm

Nước muối ấm có tác dụng sát trùng làm sạch tự nhiên, có thể tiêu diệt vi trùng gây hại và làm sạch, loại bỏ chất nhầy bám nhiều sau cổ họng. Bạn nên pha nước muối theo tỉ lệ 1/2 thìa cà phê muỗi và 240 ml nước. Mỗi ngày xúc 2-3 lần, mỗi lần 10 – 15 giây rồi nhổ ra. Cách này cũng có thể áp dụng với trẻ bị nhiều chất nhầy trong họng, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ súc miệng đúng cách.

Làm ẩm không khí

Không khí ẩm sẽ giúp chất nhầy trong hệ hô hấp nói chung và trong cổ họng nói riêng không bị đặc, tắc lại. Vì thế, nếu không khí môi trường quá khô, bạn có thể tăng độ ẩm trong không khí bằng máy tạo độ ẩm, máy phun sương.

Uống nhiều nước ấm giúp làm sạch cổ họng và đường hô hấp

Để làm sạch hệ hô hấp nói chung, uống nhiều nước là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Cuốn theo dòng nước, các chất nhầy và bụi bẩn gây tắc nghẽn sẽ được lưu thông.

Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng các chất lỏng khác, nên dùng ấm để bổ sung dịch và làm sạch họng như: súp, nước canh, nước hoa quả,…

Lưu ý nên hạn chế cà phê và các thức uống chứa caffein.

Hạn chế dùng thuốc thông mũi

Nhiều người bị cổ họng nhiều chất nhầy do sử dụng thuốc thông mũi khi nghẹt mũi so các chất trong thuốc làm cho việc loại bỏ chất nhầy khó khăn hơn. Khi cơ chế tự làm sạch của cơ thể thực hiện không tốt, chất nhầy sẽ ngày càng tích tụ nhiều trong cổ họng gây khó chịu.

Nâng cao đầu khi ngủ

Dịch nhầy cũng dễ tích tụ ở cổ khi nằm đầu quá thấp nên khi ngủ bạn có thể kê gối cao hơn một chút.

Nâng gối khi ngủ sẽ giúp dễ thở, giảm tích tụ dịch đường họng

Tránh chất có thể gây kích ứng

Chất nhầy bám nhiều ở cổ họng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì khiến cổ họng nhạy cảm hơn, vì thế để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tránh xa các chất gây kích thích, dễ khiến niêm mạc họng tiết nhiều chất nhầy hơn như: nước hoa, khói bụi, hóa chất, chất gây kích ứng,…

Chú ý: Trong trường hợp nặng, lâu khỏi thì cần phải dùng thuốc và phải tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ

Bài viết trên nói về Sự khác biệt giữa chất nhầy và đờm để bạn tham khảo.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Đờm là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh qua màu sắc của đờm

Xem thêm sản phẩm Siro Xạ Can Diva hỗ trợ bổ phế, giúp hạn chế ho nhiều, giảm tăng tiết đờm. Hỗ trợ giảm đau họng, sưng họng, rát họng, khản tiếng do ho.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

did something