Câu hỏi: Văn Quang, Sóc Sơn, Hà Nội
Chào bác sĩ, tôi năm nay 43 tuổi, làm nghề dẫn chương trình đã nhiều năm. Do tính chất công việc hay phải nói nhiều nên tôi thường xuyên bị mất tiếng, khản tiếng, đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là viêm thanh quản mạn tính. Từ đó tôi rất hay bị tái đi tái lại nhiều lần nhưng sau khi điều trị khoảng 7-10 ngày là hết. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi thấy ngoài khản tiếng còn có thêm hiện tượng vướng họng nhiều và khó thở, đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị polyp thanh quản, cần phải phẫu thuật. Tôi rất lo lắng không biết việc phẫu thuật polyp thanh quản có cần thiết không? Có nguy hiểm không?
Chuyên gia sức khoẻ trả lời:
Chào bạn!
Polyp thanh quản là khối u nhỏ nằm ở dây thanh, khối u có thể nhỏ như hạt tấm cũng có thể như hạt đậu xanh. Hình dạng của khối u thường có màu trắng hồng, nhẵn, bóng, có cuống và có thể di động theo nhịp thở. Do vậy mà khi có polyp dây thanh sẽ làm biến đổi giọng nói như khản tiếng, thậm chí mất tiếng.
Nguyên nhân gây polyp thanh quản là do niêm mạc thanh quản bị viêm phù nề lâu ngày tạo nên khối polyp, thoái hóa niêm mạc thanh quản, do quá sản của tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết tạo thành.
Triệu chứng của polyp thanh quản giống như tình trạng bạn đang gặp phải bao gồm khản tiếng, cảm giác vướng họng, do có khối polyp ở dây thanh, hai dây thanh không khép kín lại được nên khi nói mất nhiều hơi và nhanh mệt. Tùy thuộc vào kích thước, hình dạng của khối u mà mức độ khản tiếng nặng hay nhẹ. Khối polyp càng to thì làm cho khản tiếng nhiều hơn, người bệnh không nói được nhiều và cảm giác mệt hơn. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng như ho khan, khó thở…
Polyp thanh quản là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng điều trị bảo tồn sẽ không đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, phương pháp điều trị tốt nhất với các trường hợp polyp thanh quản là phẫu thuật cắt bỏ khối polyp giúp nhanh chóng loại bỏ tận gốc các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Đồng thời người bệnh cần hạn chế nói trước và sau khi phẫu thuật, luyện âm để làm giảm tối đa tác động lên dây thanh, tránh gây phù nề dây thanh. Vì vậy, việc phẫu thuật đối với trường hợp của bạn là cần thiết, an toàn và ít gây biên chứng, bạn không nên quá lo lắng. Sau khi phẫu thuật bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hậu phẫu của bác sĩ điều trị.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bên cạnh việc sử dụng các loại kháng sinh, chống viêm, chống phù nề sau phẫu thuật. Bạn có thể sử dụng phối hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có thành phần chính là Dược liệu Xạ Can dưới dạng bào chế là Siro ho và Viên ngậm ho, giúp hỗ trợ điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp sớm lấy lại giọng nói trong trẻo của bạn. Sự ra đời của những sản phẩm này đã đáp ứng được xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đang được nhiều bác sĩ và người bệnh ưu tiên lựa chọn sử dụng.