Câu hỏi: Linh Nguyễn, Đống Đa, Hà Nội
Mình là nhân viên tổng đài điện thoại, công việc của mình sử dụng đến giọng nói là chủ yếu. Có ngày mình phải nói liên tục tới 12h một ngày, nên mình hay mắc các bệnh về họng, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của mình như khàn tiếng, mất tiếng, ho nhiều. Mình đã điều trị bằng thuốc rất nhiều nhưng cứ khỏi rồi một đợt sau lại mắc lại đặc biệt là vào mùa đông giọng mình khàn rất nhiều, chỉ cần đi về lạnh một chút là y rằng hôm sau tiếng khàn luôn được. Đi khám thì Bác sỹ cho biết do mình đã mắc viêm thanh quản mạn vì vậy mà bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Bác sỹ cho cháu hỏi có cách chữa khàn tiếng với ạ? Và làm thế nào để phòng và làm giảm tối đa sự tái phát của bệnh không ạ? Cháu không thể bỏ nghề vì đây là công việc cháu yêu thích. Mong bác sỹ giúp cháu. Xin chân thành cảm ơn !
Lời khuyên của chuyên gia sức khoẻ:
Chào bạn!
Khàn tiếng là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như viêm thanh quản, nấm thanh quản, ung thư thanh quản… Cách chữa khàn tiếng cần phải dựa vào nguyên nhân gây khàn tiếng mới có phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân và tình hình sức khỏe người bệnh. Hiện nay, cách chữa khàn tiếng trong các đợt cấp bằng các thuốc tây y đem lại hiệu quả khá cao tuy nhiên lại không thể dùng lâu dài và có các tác dụng phụ vì vậy đối với viêm thanh quản mạn để tránh tái phát bạn cần có phương pháp phòng và điều trị một cách khoa học, lâu dài. Đó là sử dụng cách chữa khàn tiếng bằng các thảo dược từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm được tổng hợp từ các thảo dược có tác dụng tốt với các bệnh về viêm họng, viêm thanh quản.. như cây xạ can (rẻ quạt), cát cánh, trần bì, mật ong… có tác dụng phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng viêm của đường hô hấp trên mạn tính, làm giảm sự tái phát của bệnh. Đồng thời hỗ trợ và phối hợp với các thuốc tây y làm giảm viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp lấy lại giọng nói trong trẻo như trước.
Bên cạnh việc sử dụng cách chữa khàn tiếng bằng phương pháp kết hợp đông tây y làm tăng hiệu quả điều trị thì bạn cũng nên có các biện pháp phòng bệnh hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài như :
– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi, hơi hóa chất.
– Hạn chế nói nhiều nói liên tục, nói to nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi khi phải nói trong thời gian dài.
– Nên uống nhiều nước, có thể là nước trà ấm hoặc các loại nước trái cây vừa làm trơn họng vừa cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.
– Vệ sinh mũi, miệng, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.