BIỂU HIỆN BỆNH HO GÀ Ở TRẺ DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các bệnh về hô hấp bùng phát, ho gà là một trong số đó. Ho gà thường xảy ra ở trẻ nhỏ, là bệnh dễ lây nhiễm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tìm hiểu những biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ dễ nhận biết nhất dưới đây để chữa trị bệnh kịp thời.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em thường dễ nhận biết

Hàng năm có khoảng 30 – 50 triệu người/thế giới mắc bệnh trong đó có hơn 300000 người bị tử vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi ở các nước chậm phát triển. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ để có thể nhận biết bệnh sớm.

Giai đoạn đầu
Trẻ bị bệnh ho gà thường có triệu chứng ho nhẹ, chảy nước mũi, sốt nhẹ nhưng vẫn ăn uống bình thường nên thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Giai đoạn 2
Sau khoảng từ 7 – 10 ngày, các biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ rõ ràng hơn. Trẻ bị ho nhiều hơn, chán ăn, sốt cao, người mệt mỏi thường quấy khóc, chảy nước mũi, khi thở phát ra tiếng rít như tiếng rít ở cổ gà.

Giai đoạn 3
Là giai đoạn phục hồi, các cơn ho giảm dần nhưng vẫn có thể quay trở lại do bị nhiễm trùng đường hô hấp sau nhiều tháng bị bệnh ho gà.

Bệnh ho gà ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây thiếu oxy hô hấp, trẻ khó thở, nếu kéo dài thì có thể dẫn đến đến suy hô hấp, viêm phổi, xuất huyết kết mạc, viêm não,…., nguy hiểm hơn có thể gây tử vong. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ ho nhiều có thể chảy cả máu mắt. Hầu hết trẻ mắc ho gà bị tử vong là do bị thiếu oxy não, suy hô hấp.

Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh ho gà cần phải đưa đến bệnh viện khám và có cách điều trị phù hợp nhất tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ bị bệnh ho gà có thể chăm sóc tại nhà được không?
Trường hợp trẻ bị ho gà nhẹ: Cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn; trẻ ăn uống bình thường, khi ho không bị tím mặt thì các mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Tuyệt đối cho trẻ tránh xa các chất kích thích như bụi bẩn, hóa chất và khói thuốc lá.
Trẻ vẫn còn bú mẹ, cho trẻ bú bình thường. Trẻ đã ăn dặm và lơn hơn thì cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ thành nhiều bữa.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, yên tĩnh và tránh kích thích.
Cách ly trẻ với trẻ khác, phòng tránh lây lan bệnh.
Vệ sinh mũi miệng, thân thể sạch sẽ cho trẻ. Sau mỗi cơn ho, dùng khăm mềm lau bằng nước muối vệ sinh sạch đờm ở miệng cho trẻ.
Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ. Trẻ lớn vệ sinh cả răng miệng và súc hầu họng bằng nước muối.
Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị ho gà
Thuốc kháng sinh
Loại thuốc kháng sinh đặc trị ho gà thường được bác sĩ kê gồm:

Ampixilin liều dùng 75-100 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
Rulid (Roxithromyxin) 5-8 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
Erythromyxin 30-50 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kê thêm các biệt dược khác như Eryenfant, erybactrim (liều dùng như erythromyxin).

Thông tin mang tính chất tham khảo, bạn cần hỏi tư vấn trực tiếp từ bác sĩ của bạn

Trường hợp cơ thể trẻ không chịu được tác dụng phụ của thuốc kháng sinh; hoặc bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho gà.

Thuốc dân gian điều trị ho gà
Tỏi trị ho gà
Không chỉ là gia vị thường được dùng trong các món ăn, tỏi còn là vị thuốc trị bệnh ho gà hữu hiệu. Chỉ cần giã nát vài nhánh tỏi, lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 6 giọt.

Gừng trị bệnh ho gà
Tương tự như tỏi, gừng là gia vị quen thuộc sẵn có trong bếp của mỗi gia đình. Gừng có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ho gà nhanh chóng.

Cách dùng gừng trị ho gà: Gừng rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Rồi với nước thuốc từ cây cỏ cà ri. Sau đó, uống hỗn hợp nước thuốc này.

Mật ong và củ cải điều trị ho gà
Kết hợp mật ong và củ cải sẽ cho hiệu quả trị bệnh ho gà cao nhất. Sử dụng nước ép củ cải tươi pha với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, thêm một chút muối, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Trị bệnh ho gà bằng lá cây
Các loại lá cần chuẩn bị: 300g lá chanh, 200g lá dâu tằm và 300g lá táo.

Cách sử dụng: Phơi khô các loại lá trên, sau đó tán thành bột mịn, vo viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30 viên.

Cơ địa của mỗi người khác nhau nên sẽ phù hợp với vị thuốc riêng. Vì thế, các bài thuốc dân gian chữa ho gà trên chỉ mang tính chất tương đối. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị ho gà nhanh chóng; tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khi nào cần đưa trẻ bị ho gà đi khám ngay?
Các mẹ chăm sóc trẻ bị ho gà ở nhà, khi thấy một trong các biểu hiện sau thì ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ nhiều
Khó thở, thở nhanh, nông
Ngủ ít
Trẻ ho nhiều, khi ho mặt đỏ hoặc tím tái; cơn ho thường kéo dài.
Cách phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ hiệu quả
Tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vacxin ngừa ho gà theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế; khả năng trẻ tránh được bệnh rất lớn đến 90%.
Nếu trẻ chưa tiêm đủ được 3 mũi thì khả năng tránh được bệnh kém hơn; nhưng nếu bị ho gà thì sẽ nhẹ hơn và nhanh khỏi hơn so với trẻ không tiêm vacxin.
Trẻ bị ho gà thì cần cách ly để không lây nhiễm cho những trẻ khác và cần đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Trên đây là những biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả giúp các bậc phụ huynh bảo vệ bé tốt nhất.

Mọi thông tin mang tính chất tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

did something